Đồ gốm Việt Châu
Đồ gốm Việt Châu

Đồ gốm Việt Châu

Đồ gốm Việt Châu hay đồ gốm Việt (tiếng Trung: 越州窯, Yuèzhōu yáo, Yüehchou yao, Việt Châu diêu; 越窯, Yuè yáo, Yüeh yao, Việt diêu) là một loại đồ gốm Trung Hoa, về bản chất là đồ sành silicat felspat, với trang trí đặc trưng là tráng men ngọc.[1][2] Gốm Việt Châu đôi khi còn gọi là sứ xanh Việt Châu (tiếng Trung: 越州青瓷, Yuèzhōu qīngcí, Việt Châu thanh từ) trong các tài liệu ngày nay, nhưng thuật ngữ này dễ gây nhầm lẫn do nó thật sự không phải là đồ sứ theo định nghĩa phương Tây và sắc màu men của nó cũng không phải lúc nào cũng là màu xanh ngọc bích.[1] Nó từng là "một trong những loại đồ gốm miền nam Trung Hoa thành công nhất và có ảnh hưởng nhất".[2]Các vật phẩm được gọi bằng tên gọi chung này theo dòng thời hạn dần dần bị thu hẹp; ban đầu nó được sử dụng để chỉ nhiều loại đồ gốm men ngọc thời kỳ đầu với thân/xương gốm màu xám, lần đầu tiên nó được sử dụng cụ thể hơn để chỉ đồ gốm từ miền nam Trung Quốc, và sau đó chỉ dùng để chỉ những đồ gốm từ thời Đường trở đi, và đôi khi bị hạn chế để chỉ "đồ gốm chất lượng cao nhất trong thế kỷ 9 và 10".[3] Cùng thời, người ta nhận ra rằng những đồ gốm rất giống như thế đã được làm ở một số lò gốm phía bắc, và ngày nay thuật ngữ gốm kiểu Việt Châu thường được ưa chuộng hơn.Là đồ gốm Trung Hoa tráng men tinh xảo đầu tiên không bị vấn đề độc tính từ việc tráng men, gốm Việt Châu mở đầu truyền thống cổ điển trong việc sử dụng đồ gốm Trung Hoa làm đồ đựng đồ ăn, thức uống như rượu hay trà. Thường có thân/xương mỏng và được làm tinh xảo, với các hiệu ứng tráng men tinh tế và hình dáng rất tao nhã, đồ gốm Việt Châu tạo ra xu hướng cho sở thích đối với các món đồ đơn sắc, đôi khi với trang trí chạm khắc hạn chế, giữ được tới vài thế kỷ sau đó.Các hình dạng kín như bình hoa, nậm rượu và các đồ vật nghi lễ có thể có các bộ phận điêu khắc.